HỆ THỐNG QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO SỚM TRƯỢT ĐẤT
Teuku Faisal FATHANI1, Dwikorita KARNAWATI2
(1)Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Gadjah Mada
- Jl. Grafika No. 2 Yogyakarta 55281, Indonesia
- Email: tfathani@gmail.com
(2)Khoa Địa kỹ thuật, Đại học Gadjah Mada
- Jl. Grafika No. 2 Yogyakarta 55281, Indonesia
- Email: dwiko@ugm.ac.id
Tóm tắt: Trượt đất là một trong những thảm họa chính phổ biến ở Indonesia do tính nhạy cảm của địa chất khu vực và điều kiện kinh tế xã hội trong nước. Cần phải có những nỗ lực hết sức cấp thiết để phòng tránh hoặc giảm nguy cơ trượt đất. Thật không may, hầu hết các khu vực dễ xảy ra sạt lở lại có đất đai rất màu mỡ và nguồn nước dồi dào với chất lượng rất tốt. Các khu vực này thường đông dân cư, gây hậu quả nghiêm trọng khi sườn dốc không ổn định. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực thiết lập các vùng bảo vệ sườn dốc - nơi hạn chế các hoạt động phát triển kinh tế và định cư, nhưng các chương trình tái định cư vẫn không thể dễ dàng được thực hiện do hạn chế về kinh tế - xã hội. Do đó, hệ thống quan trắc trượt đất, dự báo và cảnh báo sớm là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng trong khu vực đó. Một hệ thống quan trắc trượt đất và cảnh báo sớm một cách dài hạn và bền vững dựa vào cộng đồng đã được phát triển ở Indonesia bao gồm sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương, các trường đại học, các đơn vị tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, và cộng đồng quản lý thảm họa thiên tai. Chương trình có ba giai đoạn: 1. Phát triển hệ thống cảnh báo sớm trượt đất ở mức độ cơ bản và chi phí thấp; 2. Thiết kế và lắp đặt các hệ thống cảnh báo có thể phản ứng nhanh; 3. Thiết lập một cách tiếp cận chiến lược về mặt xã hội - kỹ thuật để làm giảm nguy cơ thảm họa. Những hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, bảo đảm an toàn sinh mạng cho người dân, và đã tiếp tục nhận được sự hỗ trợ chắc chắn từ cộng đồng. Bây giờ, các thách thức tiếp theo là mở rộng phạm vi dự án và đề xuất hệ thống quan trắc trượt đất và cảnh báo sớm hiệu quả hơn, phân tích và hiện thực hóa. Ngoài ra, sự đánh giá rủi ro về kinh - tế xã hội cần phải được xúc tiến để xác định những nguy cơ cao nhất trong cộng đồng. Chương này mô tả những thành tựu và các hoạt động hiện tại của IPL-158 "Sự phát triển hệ thống cảnh báo sớm về trượt đất dựa vào cộng đồng".
Từ khóa: Quan trắc trượt đất, cảnh báo sớm, cách tiếp cận chiến lược về mặt xã hội - kỹ thuật, sự tham gia của cộng đồng, đánh giá rủi ro

Hình 10. Thiết bị mới được phát triển để quan trắc trượt đất trên một sơ đồ mạng của một hệ thống đo đạc từ xa