Hội nghị phổ biến Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường GT chính tại VN tại hiện trường lắp đặt thiết bị quan trắc và cảnh báo sớm khu vực ga Hải Vân.

Theo nội dung Văn kiện được Bộ GTVT phê duyệt, một trong các nội dung quan trọng của dự án là việc lắp đặt thiết bị tại điểm trượt đất ga Hải Vân. Các thiết bị này nhằm quan trắc và cảnh báo sớm hiện tượng trượt đất nguy hiểm xảy ra tại ga Hải Vân nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chính quyền địa phương có các biện pháp ứng phó cần thiết như sơ tán con người và tài sản khỏi khu vực nguy hiểm, dừng tàu để đảm bảo an toàn cho việc khai thác. Trong thời gian vừa qua, Viện đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện các đợt khảo sát hiện trường trượt đất và thi công lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm hiện tượng trượt đất tại các khu vực đèo Hải Vân và ga đường sắt đỉnh đèo Hải Vân phục vụ cho việc thực hiện dự án.


          Chiều 6/7/2015, tại hiện trường lắp đặt thiết bị quan trắc và cảnh báo sớm khu vực ga Hải Vân, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội nghị phổ biến  dự án Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường GT chính tại VN tới các đối tượng được thụ hưởng như Đường sắt Việt Nam, Ga Hải Vân,  chính quyền địa phương và người dân.

Tham dự Hội nghị về phía Viện Khoa học và Công nghệ GTVT có PGS.TS Nguyễn Xuân Khang – Giám đốc dự án, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, ông Đinh Văn Tiến - Giám đốc Ban QLDA, thư ký dự án, ông Trần Đăng Ninh Phân Viện trưởng- Phân Viện Khoa học và Công Nghệ GTVT Miền Trung cùng các cán bộ đang tham gia dự án. Về phía Nhật Bản có TS.Fukuoka, ông  Masahito Yano và bà  Atsuko Himeno đến từ JST Nhật Bản và các chuyên gia đến từ Nhật Bản.

 

 Về phía các cơ quan quản lý có: ông Bùi Hồng Trung - Phó Giám đốc sở GTVT Đà Nẵng; ông Trịnh Văn Thành - Trưởng ga Hải Vân; ông Kiền Thường - Phó GĐ Công ty quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng; Các đơn vị an ninh, quốc phòng có Đại diện Công An phường Hòa Hiệp Bắc; Đại diện Công An thị trấn Lăng Cô;  Đại diện Đồn biên phòng 236 Lăng cô; Đại diện Ban QL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân; Đại diện Trạm Bảo vệ rừng 251; người dân thôn Hải Vân

 

 

   Ảnh 1. PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang, Viện trưởng - Giám đốc dự án khai mạc Hội Nghị

 PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện KH&CN GTVT - Giám đốc dự án phía Việt Nam khai mạc và Báo cáo tóm tắt hoạt động và tiến độ của dự án.

 

 

 

 

 

 

 

Ông Đinh Văn Tiến (Giám đốc Ban Quản lý dự án, Trưởng nhóm 2 - WG2, ITST)

Báo cáo về thi công lắp đặt trạm hệ thống quan trắc cảnh báo sớm tại Hải Vân

   

 

 

 

PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng Viện KH&CN GTVT - Giám đốc dự án phía Việt Nam chủ trì thảo luận và trao đổi nội dung liên quan đến công tác phối hợp, tuyên truyền bảo vệ các thiết bị lắp đặt

 

Hội nghị đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của đại diện các cơ quan, chính quyền, và người dân trong khu vực, các ý kiến đánh giá cao hoạt động của dự án cũng như hiểu được kết quả dự án sẽ góp phần giảm thiểu thiệt hại của thiên tai trong khu vực, các ý kiến đóng góp về công tác quản lý, bảo vệ các thiết bị, cơ chế phối hợp giữa Tổ bảo vệ, Viện và các đơn vị chức năng liên quan

 

 

 

 Viện trưởng Viện KH&CN GTVT - Giám đốc dự án phía chụp ảnh lưu niệm cùng các đơn vị tham gia Hội nghị và đi tham quan hiện trường dự án

 

 

 

 

Ghi nhận từ Thư ký dự án – Nguyễn Kim Thành./.

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
661067