Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu và học tập của các thành viên trong Dự án hợp tác kỹ thuật do JICA tài trợ về Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất dọc các tuyến giao thông chính tại Việt Nam

Ngày 6/10/2015, Viện đã tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu và học tập của các hành viên trong Dự án với. Tham dự hội thảo, về phía Nhật Bản có Ông Kanda Tsuyoshi - đại diện đơn vị tài trợ, văn phòng JICA tại Hà Nội và các chuyên gia đối ứng Nhật Bản từ Hội trượt đất quốc tế (ICL). Về phía Việt Nam, có Ông Nguyễn Xuân Khang - Viện trưởng, Giám đốc dự án; đại diện Ban quản lý dự án; các thành viên của dự án; các chuyên gia đến từ Hội trượt đất GTVT, trường Đại học GTVT, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất và nhiều nghiên cứu viên quan tâm.


 

Tại hội thảo, các thành viên dự án lần lượt trình bày 10 báo cáo kết quả nghiên cứu, trong đó đi sâu phân tích các đặc điểm trượt đất, cơ chế hình thành trượt đất, các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến sự hình thành trượt đất (tác động của mưa lớn, địa chất, sự thay đổi hệ số ổn định do biến dạng địa hình…); ứng dụng thiết bị máy cắt vòng và các mô hình mô phỏng trượt đất trong phòng và tại hiện trường trong nghiên cứu cơ chế hình thành trượt đất.

  

Nội dung và chất lượng các báo cáo tại hội thảo khẳng định đội ngũ cán bộ được đào tạo dài hạn tại Nhật Bản trong khuôn khổ của dự án có kết quả học tập tốt, đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt trong việc tiếp nhận kiến thức, kĩ thuật mới và cùng nghiên cứu phát triển công nghệ đối ứng với phía Nhật Bản. Các thành viên chủ chốt trong các nhóm hoạt động thường xuyên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại Nhật Bản và Việt Nam đã nắm bắt được những kĩ thuật mới về thu thập dữ liệu, sử dụng phần mềm phân tích bản đồ, phần mềm mô phỏng trượt đất và vận hành thiết bị thí nghiệm trong phòng, quan trắc tại hiện trường, hoàn toàn có thể chủ động phối hợp với các chuyên gia phía Nhật Bản trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu của dự án và làm chủ công nghệ sau dự án.

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
661882