Miền núi phía Bắc còn hơn 10.260 điểm có nguy cơ trượt lở đất đá

Nguy cơ sạt lở đất đá tại các tỉnh miền núi phía Bắc. (Nguồn ảnh: TTXVN)


     Thông tin từ Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện nay, tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc đang có khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất; trong đó 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn.

     Các điểm có nguy cơ sạt lở đất đá này được các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản ghi nhận trong quá trình triển khai Đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, được thực hiện từ năm 2006 đến nay.
     Hiện tại, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá, bản đồ cấu trúc địa chất và bản đồ phân bố mưa cho 10 tỉnh miền núi phía Bắc, gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An.
    Theo đánh giá của ông Lê Quốc Hùng, Chủ nhiệm Đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, việc lập bản đồ công bố các điểm nguy cơ sạt lở đất sẽ phục vụ việc cảnh báo, phòng tránh thiên tai cho người dân, nhất là trong bối cảnh tình hình lũ quét, trượt lở đất đá ngày càng tăng cả về cường độ lẫn mức độ thiệt hại.

    Từ kết quả triển khai Đề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá nêu trên, tại Hội nghị Tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, diễn ra chiều nay (19/1) tại Hà Nội, Viện trưởng Trần Tân Văn cho biết, trong năm 2015 và những năm tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, bàn giao bản đồ các điểm nguy cơ trượt lở đất cho các tỉnh thành khác trong khu vực.
    Ông Văn cũng khẳng định, trong giai đoạn đề án kéo dài đến năm 2020, cả bản đồ phân vùng trượt lở đất và lũ quét sẽ được Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản xây dựng với tỷ lệ tăng dần, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn để phục vụ cho chính quyền và người dân địa phương biết tại vùng họ đang sinh sống có xảy ra hiện tượng trượt lở đất hay không./.

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
670678