Thí nghiệm mô phỏng trượt đất đầu tiên của Việt Nam

Ngày 13/11, tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), các chuyên gia của Dự án “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính ở Việt Nam” đã thực hiện thí nghiệm mô phỏng trượt đất nhân tạo đầu tiên tại phòng thí nghiệm máng trượt đất mưa nhân tạo được lắp đặt tại Viện


 

Các chuyên gia của Dự án “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính ở Việt Nam” và Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Viện KH&CN GTVT, Bộ Giao thông Vận tải) đã thực hiện thí nghiệm mô phỏng trượt đất nhân tạo đầu tiên tại phòng thí nghiệm máng trượt đất mưa nhân tạo được lắp đặt tại Viện.
 

 

Lần đầu tiên có tại Việt Nam, mô hình mô phỏng trượt đất này được xây dựng trong khuôn khổ Dự án nói trên. Các thí nghiệm với mô hình mô phỏng trượt đất tại phòng thí nghiệm này được kỳ vọng sẽ mang lại cho Nhóm Dự án các dữ liệu quý giá về cơ chế trượt đất ở Việt Nam.

Nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hướng tới phát triển bền vững, đối ứng với các vấn đề trên quy mô toàn cầu (SATREPS) giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Khoa học Công nghệ Nhật Bản (JST), Dự án này đã được thực hiện từ tháng 11/2011 và dự kiến hoàn thành vào năm tới.

Các nhóm làm việc chung giữa Viện KH&CN GTVT và Tổ chức Hợp tác Quốc tế về chống Trượt đất (ICL) đã thực hiện các hoạt động hợp tác nghiên cứu, bao gồm thu thập dữ liệu từ các điểm trượt đất thực tế, xây dựng bản đồ rủi ro sạt lở đất từ ảnh và các thông tin vệ tinh, phân tích thí nghiệm mô phỏng sạt lở đất trong phòng thí nghiệm ...

Từ khi Dự án bắt đầu, nhiều chuyên gia Nhật Bản đã được phái cử sang Việt Nam để chuyển giao công nghệ và nhiều cán bộ của Viện KH&CN GTVT được cử sang Nhật Bản để tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn.

Ngoài ra, nhiều thiết bị quan trắc trượt đất đã được lắp đặt ở các điểm được chọn ở gần ga tàu Hải Vân, Đà Nẵng và Viện KH&CN GTVT để xây dựng một hệ thống quan trắc 24/24 giờ đặt tại địa bàn của Viện tại Hà Nội.

Vào mùa mưa, hiện tượng trượt đất làm gián đoạn giao thông trên các trục đường giao thông chính, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại khu vực miền núi Việt Nam. Thông qua việc phát triển các công nghệ đánh giá rủi ro mới trong giám sát, dự báo sự chuyển động của mặt đất, cũng như tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và phòng tránh thiên tai trong khuôn khổ Dự án, các ảnh hưởng của hiện tượng trượt đất được kỳ vọng sẽ giảm thiểu tại Việt Nam trong thời gian tới.

Vinh Hà (http://tgvn.com.vn/)

 

Một số hình ảnh trong quá trình thí nghiệm mô phỏng

 

 Phòng điều khiển trung tâm

 

 Chuẩn bị thí nghiệm

PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang, Viện trưởng  - Giám đốc dự án kiểm tra công tác chuẩn bị

Kết quả thí nghiệm mô phỏng thành công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
675766