Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất

Nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả Dự án Hợp tác kỹ thuật “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường giao thông chính tại Việt Nam” trong việc nghiên cứu, ứng dụng phổ biến phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất, Bộ GTVT đã giao Viện Khoa học và Công nghệ GTVT căn cứ vào Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tiến hành, lựa chọn xây dựng, công bố các TCCS phù hợp từ các chỉ dẫn kỹ thuật của dự án nêu trên theo quy định
Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"

Chương trình đào tạo "Sakura Science Program" giữa Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (ITST) - Đại học Tohoku Gakuin Nhật Bản được tài trợ bởi cơ quan Khoa học công nghệ Nhật Bản (JST) được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 8/6/2017 đến 17/6/2017
Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ GTVT (ITST) và Hội trượt đất quốc tế (ICL), từ ngày 08/3/2016 đến ngày 13/3/2016, đoàn công tác của ITST do PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang – Viện trưởng làm Trưởng đoàn cùng một số thành viên trong Ban QLDA ODA về trượt đất tham dự Hội nghị Kyoto họp Ban chấp hành/Tổ chức trượt đất quốc tế (BOR/ICL) lần thứ 15 và Chương trình trượt đất quốc tế - Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Kyoto – Nhật Bản.
Thí nghiệm mô phỏng trượt đất đầu tiên của Việt Nam

Ngày 13/11, tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), các chuyên gia của Dự án “Phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt đất dọc theo các tuyến giao thông chính ở Việt Nam” đã thực hiện thí nghiệm mô phỏng trượt đất nhân tạo đầu tiên tại phòng thí nghiệm máng trượt đất mưa nhân tạo được lắp đặt tại Viện

Hội nghị phổ biến Dự án phát triển công nghệ đánh giá rủi ro do trượt đất dọc các tuyến đường GT chính tại VN tại hiện trường lắp đặt thiết bị quan trắc và cảnh báo sớm khu vực ga Hải Vân.

Theo nội dung Văn kiện được Bộ GTVT phê duyệt, một trong các nội dung quan trọng của dự án là việc lắp đặt thiết bị tại điểm trượt đất ga Hải Vân. Các thiết bị này nhằm quan trắc và cảnh báo sớm hiện tượng trượt đất nguy hiểm xảy ra tại ga Hải Vân nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chính quyền địa phương có các biện pháp ứng phó cần thiết như sơ tán con người và tài sản khỏi khu vực nguy hiểm, dừng tàu để đảm bảo an toàn cho việc khai thác. Trong thời gian vừa qua, Viện đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện các đợt khảo sát hiện trường trượt đất và thi công lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm hiện tượng trượt đất tại các khu vực đèo Hải Vân và ga đường sắt đỉnh đèo Hải Vân phục vụ cho việc thực hiện dự án.

Xây dựng hệ thống cảnh báo trượt đất ở Việt Nam thực sự cần thiết

Hiện tượng trượt lở đất hiện diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới, thu hút rất nhiều sự quan tâm của Chính phủ từ các nước, cơ quan quản lý và các nhà khoa học bởi những tác động nghiêm trọng và có xu hướng tăng dần (Baum, 2000).
Điều tra đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam

Sáng ngày 28/11, tại Yên Bái, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì buổi chuyển giao giai đoạn I Đề án“Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”. Dự và chủ trì buổi chuyển giao quan trọng này có Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Hoàng Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Như Quang cùng lãnh đạo các đơn vị: Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương; đại diện lãnh đạo 10 tỉnh miền núi gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thanh Hóa và Nghệ An.
Đề án Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam Giảm thiệt hại thiên tai

Ngay sau khi Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (27 tháng 3 năm 2012), Bộ TN & MT đã khẩn trương phê duyệt đề cương chi tiết, triển khai Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao: Tập trung điều tra tại các vùng trọng điểm có nguy cơ trượt lở đất đá cao, phân vùng cảnh báo và chuyển giao kết quả về địa phương, phục vụ công tác giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Miền núi phía Bắc còn hơn 10.260 điểm có nguy cơ trượt lở đất đá

Nguy cơ sạt lở đất đá tại các tỉnh miền núi phía Bắc. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
653885