TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở

Teuku Faisal FATHANI 1, Djoko LEGONO2

(1) Phòng thí nghiệm Cơ học đất, Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Gadjah Mada

-Jl. Grafika số 2 Yogyakarta 55.281, Indonesia

-Email: tfathani@gmail.com

(2) Phòng thí nghiệm Thủy lực, Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Gadjah Mada

-Jl. Grafika số 2 Yogyakarta 55.281, Indonesia

 

-Email: djokolegono@yahoo.com


Tóm tắt - Sự phun trào của núi lửa làm cho một lượng lớn vật chất trong lòng núi lửa tràn ra ngoài. Những vật chất này sau đó sẽ trôi xuống tạo thành dòng chảy xung quanh núi lửa do không ổn định hoặc khi gặp mưa lớn, và sau đó tích tụ thành một khu vực bãi bồi ở chân núi. Sự di chuyển tiếp theo của các khối trầm tích lắng đọng này dọc theo dòng sông có thể xảy ra thông qua cả hai cơ chế tự nhiên (hiện tượng thủy lực) cũng như các quá trình nhân tạo (sự can thiệp của con người). Bài viết này trình bày việc ứng dụng của một hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm nhằm giảm nhẹ tác động của dòng lũ bùn đất đá, áp dụng công nghệ phù hợp, chi phí thấp. Một hệ thống quan trắc dài hạn và bền vững cho dòng lũ bùn đất đá trên các dòng sông ở khu vực núi lửa Merapi ở Indonesia sẽ được triển khai thực hiện thí điểm cho mô hình này. Năm 2010, núi lửa Merapi phun trào khoảng 140 triệu m3 dung nham, trong đó hơn 10 triệu m3 dung nham có khả năng di chuyển xuống hạ lưu thông qua sông Boyong/ sông Code tới thành phố Yogyakarta và gây thiệt hại cho các khu vực có đông dân chúng định cư.  Hệ thống quan trắc và cảnh báo theo thời gian thực được cân nhắc (bao gồm loại, vị trí lắp đặt cũng như duy tu bảo dưỡng một cách lâu dài) đã được phát triển theo nguyện vọng của cộng đồng. Thiết bị bao gồm một máy đo lượng mưa tự động, máy đo mực nước tự động, cảm biến dòng bùn đất và máy ảnh tự động chụp. Các thông tin của dòng bùn đất được sử dụng cho mục đích cảnh báo sớm đã được đề xuất thiết lập. Trạm điều khiển trung tâm nhận được cả kết quả quan trắc tức thời và thông tin liên lạc từ điện đàm của những người phụ trách vấn đề này ở địa phương. Sau đó, thông tin cảnh báo cảnh được gửi đến những người phụ trách và các đài thông tin theo dõi dòng lũ bùn đất đá. Hệ thống mới được xây dựng này dự kiến sẽ được tích hợp với hệ thống quan trắc của các dòng sông, không chỉ ở khu vực núi lửa Merapi mà còn cho các vùng núi lửa khác ở Indonesia.

 

Từ khóa - Dòng lũ bùn đất đá, sông ở khu vực núi lửa, quan trắc tức thời, hệ thống cảnh báo sớm, ứng dụng hợp tác công nghệ

 

Hình 7 Vị trí đề xuất lắp đặt các thiết bị của hệ thống quan trắc và cảnh báo dòng lũ bùn đất đá

 

 tại lưu vực sông Boyong /sông Code.


Tin tức khác
Tin mới
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở về đánh giá rủi ro trượt đất
- Chương trình đào tạo "Sakura Science Program"
- Khảo sát trượt đất bằng thiết bị UAV
- TXT-tool 1.081-2.4 Đánh giá nguy cơ trượt đất bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
- TXT-tool 1.081-2.3 Nhận biết khu vực trượt lở bằng cách biên dịch ảnh hàng không và bản đồ địa hình
- Tham dự Hội nghị Kyoto, họp Ban điều hành Hội trượt đất quốc tế (ICL) lần thứ 15 và họp Ủy ban vận động toàn cầu (IPL-GPC) lần thứ 11 tại Nhật Bản
- TXT -tool 2.081-1.1 Những điểm quan trọng trong khảo sát trượt đất đối với các kỹ sư
- TXT-tool 2.062-1.2 Hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm cho dòng lũ bùn đất đá trên những dòng sông ở
- Đặc điểm trượt đất xảy ra ngày 6 tháng 8 năm 2012 tại núi Mihata, tỉnh Shimane, Nhật Bản
- Cơ chế trượt đất nông ban đầu trên đảo Izu-oshima, Nhật bản, do cơn bão Wipha năm 2013 gây ra
LIÊN KẾT WEBSITE
Bộ giao thông vận tải
Bộ xây dựng
Ủy ban an toàn GTQG
Tổng cục dduwwongf bộ việt nam
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
THỐNG KÊ TRUY CẬP
653875